Giỏ hàng

Bí Quyết Quản Lý Hiệu Suất Điện Năng Hiệu Quả Cho Doanh Nghiệp

Những tháng nóng oi bức vừa qua, nhiều hộ gia đình và doanh nghiệp hoang mang về vấn đề hóa đơn tiền điện mỗi tháng, chi phí như đội giá tăng thêm gây ra áp lực kinh tế, đặc biệt doanh nghiệp lớn như công thêm một khoản không nhỏ vào chi phí hoạt động của doanh nghiệp. Việc tiêu thụ điện năng quá mức không chỉ gây áp lực lên tài chính mà còn ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất. Vậy làm thế nào để quản lý hiệu suất điện năng một cách hiệu quả, vừa tiết kiệm chi phí, vừa bảo vệ môi trường?

Quản lý hiệu suất điện năng là gì?

Quản lý hiệu suất điện năng là quá trình đánh giá, phân tích và cải thiện cách thức sử dụng điện năng trong doanh nghiệp, tổ chức, gia đình nhằm giảm thiểu tiêu thụ điện năng không cần thiết và tăng hiệu quả sử dụng điện, từ đó giảm chi phí điện, góp phần bảo vệ môi trường và nâng cao hình ảnh doanh nghiệp và đáp ứng các tiêu chuẩn về phát triển bền vững.

Các chỉ số quan trọng khi đánh giá hiệu suất điện năng

Để đánh giá một cách chính xác hiệu suất sử dụng điện năng trong một hệ thống, doanh nghiệp hay một công trình, người ta thường sử dụng một số chỉ số quan trọng sau

- Hệ số công suất (Power Factor - PF): tỉ số giữa công suất thực (tạo ra công việc hữu ích) và công suất biểu kiến (tổng công suất trong mạch). Một hệ số công suất cao (gần bằng 1) cho thấy điện năng được sử dụng hiệu quả. Hệ số công suất thấp thường do tải cảm ứng (như động cơ điện) gây ra và dẫn đến tổn thất điện năng trên đường dây.

- Tiêu thụ điện năng trung bình:

Lượng điện năng tiêu thụ trung bình trong một đơn vị thời gian (ví dụ: kWh/ngày, kWh/tháng). Chỉ số này cho biết mức độ tiêu thụ điện năng tổng thể của hệ thống.

- Mật độ tiêu thụ điện năng:

Lượng điện năng tiêu thụ trên một đơn vị diện tích (ví dụ: kWh/m²/năm). Chỉ số này thường được sử dụng để so sánh mức độ tiêu thụ điện năng giữa các tòa nhà, công trình khác nhau.

- Hiệu suất năng lượng của thiết bị: Tỉ lệ giữa năng lượng đầu ra hữu ích và năng lượng đầu vào của một thiết bị. Các thiết bị có hiệu suất năng lượng cao sẽ tiêu thụ ít điện năng hơn để thực hiện cùng một công việc.

- Chi phí điện năng:

Tổng chi phí phát sinh từ việc sử dụng điện năng trong một khoảng thời gian nhất định. Đây là chỉ số trực quan nhất để đánh giá hiệu quả của các biện pháp tiết kiệm điện. 

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất điện năng:

- Thiết bị Điện: 

Thiết bị càng cũ, hiệu suất càng giảm do sự hao mòn tự nhiên của các linh kiện, đồng thời các công nghệ mới thường mang lại hiệu suất cao hơn, tiêu thụ điện năng ít hơn. Ví dụ: đèn LED so với đèn huỳnh quang, máy lạnh inverter so với máy lạnh thông thường.

Kích thước và công suất: Thiết bị có công suất lớn hơn thường tiêu thụ nhiều điện năng hơn, nhưng cũng có thể hiệu quả hơn trong một số trường hợp sử dụng. Với những thiết bị kém chất lượng có thể gây ra lãng phí điện năng do hoạt động không ổn định hoặc hiệu suất thấp.

- Hệ thống điện

Thiết kế hệ thống điện không hợp lý, không cân đối tải có thể gây ra tổn thất điện năng do dòng điện rò rỉ, điện áp không ổn định. Song việc hệ thống điện bị lắp đặt sai kỹ thuật, nối với thiết bị có công suất không phù hợp, những vật liệu kém chất lượng cũng có thể gây ra các sự cố như đoản mạch, quá tải, dẫn đến tiêu tốn điện năng lãng phí và giảm tuổi thọ thiết bị. Thiếu bảo trì định kỳ hoặc bảo trì không đúng cách có thể làm giảm tuổi thọ của thiết bị, tăng khả năng xảy ra sự cố và làm tăng tiêu thụ điện năng.

- Thói quen sử dụng

Sử dụng thiết bị quá lâu hoặc liên tục có thể làm tăng tiêu thụ điện năng hoặc sử dụng thiết bị không đúng cách, ví dụ như để đèn sáng khi không cần thiết, để tủ lạnh mở cửa quá lâu, sẽ làm tăng tiêu thụ điện năng. Việc điều chỉnh nhiệt độ máy lạnh quá thấp, nhiệt độ nước nóng quá cao cũng làm tăng tiêu thụ điện năng.

- Điều kiện môi trường

- Nhiệt độ: Nhiệt độ cao làm tăng tải cho các thiết bị làm mát, dẫn đến tiêu thụ điện năng tăng.

- Độ ẩm: Độ ẩm cao ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của một số thiết bị, đặc biệt là các thiết bị điện tử.

- Môi trường xung quanh: Bụi bẩn, ẩm ướt có thể làm giảm hiệu suất làm việc của thiết bị và gây ra các sự cố.

Tại sao quản lý hiệu suất điện năng quan trọng?

- Giảm chi phí: Giảm thiểu lượng điện năng tiêu thụ trực tiếp dẫn đến giảm hóa đơn tiền điện hàng tháng. Giảm chi phí vận hành: Giảm tải cho các thiết bị điện, kéo dài tuổi thọ, giảm chi phí bảo trì, sửa chữa.

- Bảo vệ môi trường: Việc giảm tiêu thụ điện năng đồng nghĩa với việc giảm lượng khí thải nhà kính, góp phần bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu. Khi giảm nhu cầu về điện, chúng ta có thể tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng sạch và tái tạo.

- Nâng cao hình ảnh: Các doanh nghiệp, tổ chức thực hiện tốt việc quản lý hiệu suất điện năng sẽ được xã hội đánh giá cao về trách nhiệm xã hội. Song khách hàng ngày càng quan tâm đến các sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường.

- Đảm bảo an toàn:

Quản lý hiệu suất điện năng tốt giúp giảm thiểu các sự cố về điện, đảm bảo an toàn cho người và tài sản. Hệ thống điện hoạt động ổn định, hiệu quả sẽ giảm thiểu các sự cố gián đoạn sản xuất.

- Đáp ứng các yêu cầu về pháp luật và tiêu chuẩn:

Nhiều quốc gia đã ban hành các quy định về tiết kiệm năng lượng, doanh nghiệp cần tuân thủ để tránh bị phạt, các chứng nhận về quản lý năng lượng như ISO 50001 giúp nâng cao uy tín của doanh nghiệp.

Các bước quản lý hiệu suất điện năng:

Bước 1: Lập kế hoạch quản lý hiệu suất

Xây dựng kế hoạch là bước đầu tiên cho quá trình quản lý hiệu suất. Kế hoạch quản lý hiệu suất cần được thiết lập một cách cẩn thận và chi tiết cho từng bước, từ việc  thu thập dữ liệu đến việc đảm bảo sự tham gia và đóng góp của tất cả nhân viên. Một kế hoạch quản lý hiệu quả cần xác định rõ mục tiêu, nội dung và các bước thực hiện.

Một số lưu ý khi doanh nghiệp tiến hành lập kế hoạch quản lý hiệu suất:

- Kết hợp chặt chẽ giữa nhà quản lý và nhân viên: Nhà quản lý cần thường xuyên trao đổi và thảo luận với nhân viên về mục tiêu, nội dung và các bước thực hiện của quá trình quản lý hiệu suất. Điều này sẽ giúp đảm bảo rằng kế hoạch được xây dựng phù hợp với nhu cầu và mong muốn của cả hai bên.

- Tính linh hoạt: Kế hoạch quản lý hiệu suất cần có tính linh hoạt để có thể điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế.

Bước 2: Đặt mục tiêu cho quá trình quản lý hiệu suất

Việc đặt ra mục tiêu rõ ràng, đo lường được và phản ánh đúng chiến lược tổ chức là vô cùng quan trọng. Mục tiêu nên được thiết lập cùng với các bên liên quan để đảm bảo sự hiểu biết và cam kết. Mục tiêu cho quá trình quản lý hiệu suất có thể liên quan đến năng suất làm việc, chất lượng công việc, sự đóng góp cá nhân và mục tiêu phát triển cá nhân.

Bước 3: Xây dựng hệ thống đánh giá hiệu suất

Doanh nghiệp cần xây dựng một hệ thống đánh giá chặt chẽ và công bằng, bao gồm việc xác định các chỉ số hiệu suất quan trọng, các tiêu chí đánh giá mà tổ chức đã thống nhất. Hệ thống này nên dựa trên thông tin đồng thuận từ cả nhà quản lý và nhân viên, đồng thời nên liên quan chặt chẽ đến các mục tiêu và chiến lược tổ chức.

- Tiêu chí đánh giá cần liên quan đến các mục tiêu của quá trình quản lý hiệu suất để đảm bảo rằng nhân viên đang thực hiện công việc đúng hướng.

- Tiêu chí đánh giá phải được xây dựng một cách khách quan và công bằng để đảm bảo rằng nhân viên được đánh giá một cách chính xác.

- Tiêu chí đánh giá cần thể hiện một cách rõ ràng và dễ hiểu để nhân viên có thể hiểu được và áp dụng vào thực tế.

Bước 4: Theo dõi tiến độ, quản lý hiệu suất liên tục

Quản lý hiệu suất là một quá trình liên tục, yêu cầu sự theo dõi chặt chẽ và phản hồi đều đặn. Doanh nghiệp nên thiết lập các cơ chế để theo dõi tiến độ đối với các mục tiêu và đánh giá hiệu suất. Các buổi đối thoại giữa quản lý và nhân viên có thể diễn ra để thảo luận về tiến triển, cũng như để giải quyết mọi vấn đề phát sinh.

Bước 5: Đánh giá và công nhận kết quả

Cuối cùng sau mỗi giai đoạn quản lý hiệu suất, doanh nghiệp cần tổ chức các buổi đánh giá định kỳ. Việc đánh giá quá trình quản lý hiệu suất không chỉ tập trung vào kết quả cuối cùng mà còn đánh giá quá trình làm việc. Ngoài ra, nhà quản lý nên tổ chức các buổi ghi nhận sự nỗ lực và đóng góp tích cực của từng cá nhân, đồng thời khuyến khích những đóng góp, phản hồi để hỗ trợ nhân viên trong việc đạt được hiệu suất tối đa.

Phương pháp quản lý hiệu suất điện năng:

Đánh giá Hiệu suất Năng Lượng: 

Sử dụng các thiết bị đo để xác định những thiết bị, khu vực tiêu thụ điện năng lớn nhất, sau đó thu thập và phân tích dữ liệu tiêu thụ điện để tìm ra các xu hướng và bất thường, sau đó so sánh mức tiêu thụ điện năng thực tế với các tiêu chuẩn ngành để xác định tiềm năng tiết kiệm.

Tối ưu hóa Thiết bị và Hệ thống

Sau một thời gian sử dụng, nếu thiết bị không được bảo trì, vệ sinh thường xuyên thì chất lượng giảm đáng kể, điều này khiến chi phí tiêu thụ điện năng tăng cao, vì vậy cần thay thế các thiết bị cũ, kém hiệu quả bằng các thiết bị mới, tiết kiệm năng lượng. Thực hiện bảo trì định kỳ cho các thiết bị để đảm bảo chúng hoạt động ở hiệu suất cao nhất. Điều chỉnh các cài đặt của thiết bị như nhiệt độ máy lạnh, tốc độ quạt để phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Quản lý nhu cầu điện

Điều chỉnh giờ làm việc để tránh sử dụng điện năng trong các giờ cao điểm. Lắp đặt các thiết bị tiêu thụ điện năng lớn như máy giặt, máy sấy trong giờ thấp điểm để tận dụng giá điện ưu đãi.

Quản lý tải: Điều khiển tải để tránh quá tải hệ thống điện, giảm tổn thất điện năng.

Áp dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng

Lắp đặt các hệ thống năng lượng mặt trời, năng lượng gió để giảm phụ thuộc vào lưới điện. Sử dụng các hệ thống tự động hóa để điều khiển và giám sát tiêu thụ điện năng. Cách nhiệt cho các tòa nhà để giảm thiểu mất mát nhiệt, giảm tải cho các thiết bị làm mát và sưởi ấm.

Nâng cao nhận thức

- Tổ chức các buổi tập huấn để nâng cao nhận thức của nhân viên về tầm quan trọng của tiết kiệm năng lượng.

- Sử dụng các kênh truyền thông nội bộ để chia sẻ thông tin về các biện pháp tiết kiệm năng lượng.

- Tổ chức các cuộc thi, các chương trình và khuyến khích nhân viên tham gia vào các hoạt động tiết kiệm năng lượng.

Một vài thiết bị hỗ trợ quản lý hiệu suất điện năng

1. Đồng hồ đo điện đa chức năng và công suất EM133

Model: RDM312

Nhà sản xuất:  SATEC

Xuất xứ: Israel

Đồng hồ đo điện đa chức năng và công suất EM133

SATEC EM133 là đồng hồ đo công suất đa chức năng, lý tưởng cho nhiều ứng dụng như đo doanh thu, giám sát công suất công nghiệp và để kết nối SCADA trong các trạm biến áp tiện ích. EM133 có thể được trang bị nhiều giao diện truyền thông và mở rộng I/O, giúp kết hợp tiết kiệm chi phí giữa đồng hồ đo công suất, bộ chuyển đổi thông minh và bộ điều khiển PLC.

Được chứng nhận MID cho đo doanh thu, đồng hồ được thiết kế để lắp trên thanh ray DIN, được trang bị cổng truyền thông tích hợp, I/O kỹ thuật số và vỏ chống phá hoại.

>>Tìm hiểu thêm về Đồng hồ đo điện đa chức năng và công suất EM133, tại đây

2. Máy phân tích chất lượng điện năng C.A 8331

Model:              C.A 8331

Nhà sản xuất:  Chauvin Arnoux

Xuất xứ:            Pháp

 

Máy phân tích chất lượng điện năng C.A 8331

Máy phân tích chất lượng điện Chauvin CA 8331 3 pha là thiết bị điện được sản xuất bởi hãng CHAUVIN ARNOUX hàng đầu thế giới. CA 8331 được dùng để phân tích các thông số lưới điện, các kết quả kiểm tra thu thập được sẽ được dùng để đánh giá chất lượng điện năng, phát hiện lỗi nguồn nhằm tạo cơ sở dữ liệu để sửa chữa.

Đặc điểm nổi bật của Máy phân tích chất lượng điện năng - 8331

- Thiết kế nhỏ gọn, dễ sử dụng

- Được trang bị chế độ tạm thời cho phép người dùng đo dòng điện khởi động trong 4 giai đoạn khi cài đặt hay sự cố chuyển mạch

- Các giá trị tính toán và một số chức năng xử lý lớn.

- CA 8331 được trang bị 3 kênh đo điện áp và 3 kênh đo dòng điện. CA 8331 chụp và ghi lại tất cả các thông số, quá độ, cảnh báo và dạng sóng cùng một lúc.

-  Khả năng kết hợp các loại cảm biến dòng điện khác nhau và cấu hình các tỷ lệ cho phép đọc trực tiếp các phép đo.

- Được thiết kế đặc biệt để làm việc tại hiện trường: Nhiều chức năng của Qualistar+ CA 8331 khiến nó trở thành một thiết bị đa năng. Nó phù hợp cho các ứng dụng lên đến 1.000 V ở CAT III và 600 V ở CAT IV.

>> Tìm hiểu thêm về Máy phân tích chất lượng điện năng C.A 8331, tại đây

3. Máy kiểm tra an toàn điện năng - C.A 6133

Model:             C.A 6133

Nhà sản xuất:  Chauvin Arnoux

Xuất xứ:          Pháp

Máy kiểm tra an toàn điện năng C.A 6133

Đặc điểm nổi bật của thiết bị CA. 6133

- Đo đất bằng phương pháp cọc và vòng

- Đo liên tục tục ở 0.2A

- Kiểm tra cách điện

- Kiểm tra RCD: dòng điện và thời gian cắt

- Trình tự kiểm tra tự động

- Lưu trữ kết quả kiểm tra

- Ứng dụng ANDROID để tạo báo cáo

- Nguồn điện bằng pin sạc, ổ cắm USB 

>> Tìm hiểu thêm về Máy kiểm tra an toàn điện năng - C.A 6133, tại đây

Chúng tôi hy vọng bài viết này sẽ cung cấp giá trị thông tin đến các bạn, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hay liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau, chúng tôi ở đây sẵn sàng giải đáp những thắc mắc của bạn!

Bài viết liên quan

máy đo điện trở tiếp xúc SA30i+ thiết bị đo điện trở tiếp xúc thiết bị đo điện trở cuộn dây thiết bị đo điện trở cách điện máy đo điện trở tiếp xúc thiết bị đo điện trở tiếp xúc đo điện trở tiếp xúc máy đo điện trở tiếp xúc CRM100B máy đo điện trở tiếp xúc CRM200B máy đo điện trở tiếp xúc CA 6292 máy thử rơ le máy kiểm tra rơ le thiết bị thử nghiệm rơ le thiết bị kiểm tra rơ le máy thử nghiệm rơ le máy phân tích chất lượng điện năng máy đo chất lượng điện Máy ghi công suất PEL103 Máy phân tích chất lượng điện năng C.A 8336 Máy phân tích chất lượng điện năng (Class A) C.A 8345 máy đo điện trở cuộn dây thiết bị đo điện trở cuộn dây máy đo điện trở cuộn dây 1 pha máy đo điện trở cuộn dây 3 pha máy đo điện trở cuộn dây Máy Biến Áp máy kiểm tra cao áp máy thử cao áp Máy thử cao thế HVTS 70/50 Máy thử cao áp HVT 70/50 máy thử nghiệm cao áp camera nhiệt camera nhiệt hồng ngoại Camera kiểm tra nhiệt độ C.A 1954 Camera kiểm tra nhiệt độ C.A 1950 máy đo điện trở đất máy đo điện trở tiếp địa máy đo điện trở suất máy đo điện trở suất của đất máy đo đặc tính từ hóa biến dòng máy đo dòng từ hóa máy đo đặc tính từ hóa máy kiểm tra đặc tính từ hóa CT/PT - PCT200Ai máy kiểm tra đặc tính từ hóa CT/PT - PCT 200i máy hiện sóng máy Oscilloscope máy hiện sóng chính hãng máy hiện sóng nhập khẩu máy hiện sóng Chauvin Arnoux Năm 2019 máy kiểm tra dầu cách điện thiết bị thử nghiệm dầu cách điện máy thử dầu cách điện máy đo điện trở cách điện thiết bị đo điện trở cách điện máy đo điện trở cách điện C.A 650 5 máy đo điện trở cách điện C.A 6547 máy đo điện trở cách điện C.A 6555 máy đo tỷ số máy biến áp máy đo tỷ số máy biến áp 3 pha TTRM 302 Máy đo tỷ số biến Máy đo tỷ số biến CT/PT - DTR 8510 máy dò cáp máy dò cáp âm tường máy dò đường ống máy dò cáp ngầm máy dò cáp âm tường C.A 6681 máy lọc dầu máy biến áp máy lọc dầu máy biến áp CMM 2.2 máy lọc dầu máy biến áp CMM 4.0 máy lọc dầu máy biến áp CMM 0.6 máy đo điện trở 10A Thiết bị đo điện trở 10A CT/PT - C.A 6240 thiết bị đo điện trở 10A Hoạt động (Patek)