Giỏ hàng

Hướng dẫn sử dụng máy rơ le

Máy thí nghiệm rơ le là một thiết bị thiết kế để gửi tín hiệu cắt máy cắt khi trong lưới điện có sự cố nào đó được phát hiện. Một số lý thuyết và ứng dụng của thiết bị này là một phần quan trọng trong chương trình đào tạo của các kỹ sư điện chuyên ngành hệ thống điện. Hãy cùng Patek tìm hiểu về cách hoạt động cũng như chức năng của loại máy này nhé.

Hướng dẫn sử dụng máy thí nghiệm rơ le

Các thiết bị thử nghiệm rơ le hiện nay được chia làm 2 loại: 1 pha và 3 pha.

Nguyên lý sử dụng chung của 2 loại trên như sau:

  • Kết nối tiếp địa cho thiết bị đo.

  • Triển khai, thiết lập dây bơm dòng, áp, tín hiệu đến rơ le cần kiểm tra (lưu ý đọc và hiểu rõ sơ đồ chân của relay dể tránh cắm nhằm chân dòng, áp hay chân tín hiệu).

  • Kết nối thiết bị với PC (nếu thiết bị có màn hình điều khiển cục bộ, có thể bỏ qua bước này).

  • Cấp nguồn cho thiết bị thử nghiệm và bật công tắc nguồn

  • Cấp nguồn cho rơ le cần được kiểm tra.

  • Tiến hành thực hiện bơm dòng hoặc áp để giả lập sự cố tùy vào chức năng rơ le cần được kiểm tra.

  • Sau khi thu được kết quả thử nghiệm, tiến hành tắt nguồn thiết bị, ngắt kết nối các dây đo và dây cấp nguồn liên quan

Lưu ý: trước và sau khi thực hiện thử nghiệm, dây tiếp địa phải được ưu tiên kết nối đầu tiên và ngắt kết nối sau cùng.

Máy thí nghiệm rơ le

Ứng dụng của máy thí nghiệm rơ le

  • Giả lập sự cố điện để kiểm tra tính hoạt động chính xác của rơ le bảo vệ. Kiểm tra các chức năng bảo vệ như: 50/51, 50/51N, 27, 59, 78,...

  • Kiểm tra mức tín hiệu ngõ ra của rơ le cũng như thời gian tác động của nó.

  • Thực hiện bơm dòng điện giả lập dể kiểm tra độ chính xác của Ampe kế.

  • Thực hiện bơm điện áp giả lập dể kiểm tra độ chính xác của Vôn kế.

Rơ le được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp

Ngoài ra, một số dòng máy thí nghiệm rơ le còn có thêm chức năng như: 

  • Cấp nguồn hoạt động DC cho rơ le, nếu không có sẵn nguồn cấp điện bên ngoài cho việc tiến hành thực hiện thử nghiệm

  • Thực hiện tiến hành thử nghiệm rơ le số theo giao thức truyền thông điện tử IEC 61850

  • Kết nối, đồng bộ nhiều thiết bị thí nghiệm rơ le với nhau để thực hiện tiến hành thử nghiệm bơm dòng, áp đồng thời cùng một thời điểm.

Biện pháp an toàn khi sử dụng máy thí nghiệm rơ le

Một số lưu ý khi sử dụng rơ le an toàn đối với đối tượng thử nghiệm: 

  • Kiểm tra các đối tượng cần thí nghiệm và hệ thống bảng điều khiển, bảo vệ đã được tiếp địa chắn chắn.

  • Khi tháo, lắp các board mạch trong các rơ le kỹ thuật số đòi hỏi phải tiếp địa tay.

  • Phải nắm rõ logic điều khiển và bảo vệ trong sơ đồ.

  • Đối với các đối tượng thí nghiệm đòi hỏi phải đọc kỹ hướng dẫn vận hành trước khi cấp nguồn vào để thí nghiệm.

  • Khi thử nghiệm thiết bị đa chức năng có đóng cắt liên động (chẳng hạn 50BF,…) nên khóa các chức năng đóng cắt liên động (chẳng hạn khóa chức năng 50BF,…).

  • Khi thử nghiệm các thiết bị có liên quan đến hệ thống tự động (Mạch AR, mạch tự động điều áp dưới tải, mạch tự động đóng nguồn dự phòng, mạch tự động điều chỉnh Cosφ,…) nên cô lập các đầu ra/đầu vào hoặc cắt nguồn thao tác.

  • Đối với các thiết bị kỹ thuật số có gắn Pin cần phải kiểm tra điện áp, cực tính Pin và lắp đúng cực tính của Pin.

  • Đối với các rơ le kỹ thuật số có thiết kế các đầu vào cần phải kiểm tra đấu nối, điện áp, cực tính các đầu vào trước khi cấp điện cho rơle.

  • Thiết bị không nên để bị ngâm điện liên tục quá mức cho phép (dòng điện, điện áp,…) trong quá trình thử nghiệm.

  • Đối với các rơ le kỹ thuật số (đa chức năng) nên thực hiện cài đặt theo phiếu vận hành trước khi thử nghiệm.

Tới đây, ta có thể hiểu được chức năng cũng như một số lưu ý để sử dụng an toàn máy thí nghiệm rơ le. Patek hy vọng những kiến thức này sẽ mang đến cho người đọc những thông tin bổ ích nhất. Nếu có thắc mắc hay nhu cầu muốn sở hữu các thiết bị điện thì Quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp đến địa chỉ của Patek để được tư vấn cũng như giải đáp các vấn đề liên quan.

Bài viết liên quan

máy đo điện trở tiếp xúc SA30i+ thiết bị đo điện trở tiếp xúc thiết bị đo điện trở cuộn dây thiết bị đo điện trở cách điện máy đo điện trở tiếp xúc thiết bị đo điện trở tiếp xúc đo điện trở tiếp xúc máy đo điện trở tiếp xúc CRM100B máy đo điện trở tiếp xúc CRM200B máy đo điện trở tiếp xúc CA 6292 máy thử rơ le máy kiểm tra rơ le thiết bị thử nghiệm rơ le thiết bị kiểm tra rơ le máy thử nghiệm rơ le máy phân tích chất lượng điện năng máy đo chất lượng điện Máy ghi công suất PEL103 Máy phân tích chất lượng điện năng C.A 8336 Máy phân tích chất lượng điện năng (Class A) C.A 8345 máy đo điện trở cuộn dây thiết bị đo điện trở cuộn dây máy đo điện trở cuộn dây 1 pha máy đo điện trở cuộn dây 3 pha máy đo điện trở cuộn dây Máy Biến Áp máy kiểm tra cao áp máy thử cao áp Máy thử cao thế HVTS 70/50 Máy thử cao áp HVT 70/50 máy thử nghiệm cao áp camera nhiệt camera nhiệt hồng ngoại Camera kiểm tra nhiệt độ C.A 1954 Camera kiểm tra nhiệt độ C.A 1950 máy đo điện trở đất máy đo điện trở tiếp địa máy đo điện trở suất máy đo điện trở suất của đất máy đo đặc tính từ hóa biến dòng máy đo dòng từ hóa máy đo đặc tính từ hóa máy kiểm tra đặc tính từ hóa CT/PT - PCT200Ai máy kiểm tra đặc tính từ hóa CT/PT - PCT 200i máy hiện sóng máy Oscilloscope máy hiện sóng chính hãng máy hiện sóng nhập khẩu máy hiện sóng Chauvin Arnoux Năm 2019 máy kiểm tra dầu cách điện thiết bị thử nghiệm dầu cách điện máy thử dầu cách điện máy đo điện trở cách điện thiết bị đo điện trở cách điện máy đo điện trở cách điện C.A 650 5 máy đo điện trở cách điện C.A 6547 máy đo điện trở cách điện C.A 6555 máy đo tỷ số máy biến áp máy đo tỷ số máy biến áp 3 pha TTRM 302 Máy đo tỷ số biến Máy đo tỷ số biến CT/PT - DTR 8510 máy dò cáp máy dò cáp âm tường máy dò đường ống máy dò cáp ngầm máy dò cáp âm tường C.A 6681 máy lọc dầu máy biến áp máy lọc dầu máy biến áp CMM 2.2 máy lọc dầu máy biến áp CMM 4.0 máy lọc dầu máy biến áp CMM 0.6 máy đo điện trở 10A Thiết bị đo điện trở 10A CT/PT - C.A 6240 thiết bị đo điện trở 10A Hoạt động (Patek)