Cách sử dụng máy đo điện trở tiếp xúc đơn giản
Trong công tác bảo dưỡng và sửa chữa các thiết bị điện thì dụng cụ đo điện trở tiếp xúc hiện nay là một thiết bị không thể thiếu để hỗ trợ các kỹ sư trong việc đo đạc, kiểm tra điện trở một cách chính xác. Vậy bạn đã biết cách thức sử dụng thiết bị này chưa? Hãy để PATEK hướng dẫn bạn cách sử dụng máy đo điện trở tiếp xúc đơn giản nhất nhé!
Đo điện trở tiếp xúc có tác dụng gì?
Khi hai vật dẫn tiếp xúc với nhau, tại tiếp điểm sẽ có một số điểm tiếp xúc. Tại điểm tiếp xúc này, khi mà mật độ dòng điện tăng cao sẽ làm hao hụt năng Khi có lực ép lên tiếp điểm, các điểm tiếp xúc sẽ có xu hướng bị biến dạng và làm cho diện tích tiếp xúc thực tế có thể bị biến dạng và thu nhỏ lại dẫn tới hướng đi của dòng điện sẽ bị ảnh hưởng.
Điện trở tiếp xúc còn có khả năng tăng lên do hiện tượng đường đi của dòng điện đi qua liên tục trong một thời gian dài tại điểm tiếp xúc. Điện trở tiếp xúc cao sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất làm việc của thiết bị điện và sẽ làm tiếp điểm tại điểm tiếp xúc, nóng lên theo thời gian dẫn đến nguy cơ cháy nổ cao.
Do vậy, việc kiểm tra điện trở tiếp xúc là một việc vô cùng quan trọng. Sử dụng máy đo điện trở tiếp xúc có tác dụng phát hiện sớm vấn đề để có kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa hợp lý.
Máy đo điện trở tiếp xúc
Tại sao chỉ số điện trở tiếp xúc dễ tăng cao?
Chỉ số điện trở tiếp xúc tăng cao có thể do một số nguyên nhân sau:
Sự thay đổi đột ngột giữa các mối nối làm đầu tiếp xúc bị mài mòn.
Bề mặt tiếp xúc bị oxy hóa làm điện trở tăng quá mức.
Chất lượng vật dẫn có khả năng chịu nhiệt kém, chất lượng thấp gây ra hiệu ứng là lực điện động, làm tăng điểm trở tiếp xúc.
Cách sử dụng máy đo điện trở tiếp xúc
Quy trình đo điện trở tiếp xúc
Bước 1: Kiểm tra và chuẩn bị các thiết bị
Trước khi sử dụng máy cần thực hiện đầy đủ những công việc sau:
Đặt cầu đo điện trở tiếp xúc ở nơi bằng phẳng, thoáng mát, tránh mưa nắng.
Kiểm tra tình trạng bên ngoài thiết bị, phụ kiện đi kèm và vệ sinh thiết bị. Lưu ý cần đảm bảo đầy đủ các tài liệu kỹ thuật đi kèm.
Bước 2: Tiến hành đo
Trình tự tiến hành đo theo tiêu chuẩn điện trở tiếp xúc máy cắt
Thực hiện kết nối tiếp địa cho thiết bị đo (nếu có).
Kiểm tra điện áp nguồn của thiết bị đo (nếu dùng nguồn trực tiếp từ lưới điện).
Kiểm tra khóa nguồn thiết bị đo phải ở vị trí OFF (tắt).
Đầu nối 2 dây điện áp cùng cực tính với dây dẫn dòng đến đối tượng đo, dây đo áp phải được nối bên trong dây dẫn dòng.
Vặn nút điều chỉnh về vị trí 0 (tùy loại thiết bị).
Cấp điện cho thiết bị (nếu dùng nguồn điện lưới trực tiếp). Bật công tắt nguồn của thiết bị qua vị trí ON.
Lựa chọn phạm vi dòng và phạm vi điện trở mong muốn (tùy loại thiết bị).
Vặn nút điều chỉnh đến giá trị dòng điện mong muốn hoặc bấm nút bắt đầu thực hiện bơm dòng.
Sau khoảng 2 giây giá trị điện trở tiếp xúc sẽ hiện lên màn hình thiết bị đo.
Đọc giá trị điện trở tiếp xúc trên màn hình sau đó dừng việc bơm dòng hoặc giảm về 0.
Tắt nguồn cung cấp, chuyển về vị trí OFF.
Máy đo điện trở tiếp xúc CRM
Những điều cần lưu ý khi đo điện trở tiếp xúc
Cách sử dụng máy đo điện trở tiếp xúc khá đơn giản, nhưng khi tiến hành đó, để tránh những sự cố về điện, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
Không để mạch dòng bị hở.
Phương pháp, công thức đo đảm bảo sự chính xác cao.
Không tiếp xúc với mạch đo trong quá trình đo.
Vệ sinh các đầu cực và bề mặt mối nối trước khi đo.
Để tránh sai số do hiện tượng quá nhiệt cần đảm bảo cường độ dòng điện cần đo không được lớn hơn cường độ dòng điện định mức.
Hi vọng bài viết vừa rồi đã giúp bạn biết được cách sử dụng máy đo điện trở tiếp xúc một cách đơn giản và an toàn. Nếu bạn quan tâm đến thiết bị đo điện trở tiếp xúc thì hãy liên hệ Patek để được tư vấn tận tình nhé!
Xem thêm sản phẩm: Máy đo điện trở cách điện